Showing posts with label seo. Show all posts
Showing posts with label seo. Show all posts

Cách sử dụng Robots.txt

Leave a Comment
SEOer chắc hẳn không lạ lẫm gì với tập tin Robots.txt và tác dụng của nó. Ở đây mình hệ thống lại cách sử dụng Robots.txt một cách cụ thể nhé!

Bước 1: Dùng Notepad tạo 1 file tên là Robots và lưu dưới dạng file txt nhé.
Bước 2: Tùy nhu cầu ý muốn copy đoạn text dưới đây dán vào file Robots.txt vừa tạo rồi lưu lại.
Bước 3: Upload file lên host, đặt ngang với index.html / index.php nhé.

Trường hợp hay sử dụng:
User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/
Ý nghĩa:
User-agent: * : Cho phép mọi bot của Google
Disallow: /wp-admin/ : Chặn bot vào thư mục /wp-admin/ (Chặn đi chứ cho Google index file liên quan đến thông tin đăng nhập làm gì)
Disallow: /wp-includes/ : Chặn bot vào thư mục /wp-includes/

a.Khóa toàn bộ website không cho bot đánh chỉ mục

User-agent: *
Disallow: /
==> có nghĩa là cấm tất cả các loại bot truy cập vào tất cả tài nguyên có trên website của bạn, như vậy có nghĩa là website bạn chả thèm chơi với các SE

b.Không cho phép bot truy cập vào thư mục nào mà mình không muốn

Lấy lại ví dụ trên :
User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/
==> Diều này có nghĩa là cho phép tất cả các loại bot thu thập chỉ trừ 2 thư mục wp-admin và wp-includes
c.Chặn 1 trang
Disallow: /lien-he.html

d.Loại bỏ 1 hình từ  Google Images

User-agent: Googlebot-Image
Disallow: /images/hinh.png

e.Chặn một bot nào đó

User-agent: SpamBot
Disallow: /

User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/
==> Để bắt đầu chỉ định mới thì bạn hãy đặt một dòng trắng. Và bot SpamBot bị cấm truy cập tất cả tài nguyên. Trong khi các bot khác  được truy cập tất cả trừ thư mục “wp-admin ” và "wp-includes"
User-agent: SpamBot
Disallow: /admin/
Disallow: /includes/
Disallow: /config/config.php

User-agent: *
Disallow: /admin/
Disallow: /includes/
==> Không cho phép SpamBot truy cập các thư mục được liệt kê như: thư mục “admin”, “includes” và và file “config.php” . Còn các bot khác được truy cập mọi thứ trừ hai thư mục “admin” và “includes”.

f.sử dụng đồng thời “Allow” và “Disallow” cùng nhau

User-agent: Googlebot
Disallow: /vidu/
Allow: /vidu/demo-thoi-nha.html
== > có nghĩa là chặn Googlebot truy cập vào tài nguyên có trong thư mục "vidu"  .Nhưng chỉ có thể truy cập được file "demo-thoi-nha.html"
User-agent: Googlebot
Disallow: /

User-agent: Googlebot-Mobile
Allow: /
== > Chặn không cho Googlebot truy cập vào tài nguyên trên website, nhưng lại cho phép Googlebot-Mobile truy cập vào tài nguyên trên website bạn

3.Nên tránh những sai sót sau

Khi các bạn sử dụng lại một robots.txt của ai đó hoặc tự mình tạo ra một robots.txt riêng cho website mình thì cũng không tránh khỏi những sai sót
- Phân biệt chữ hoa chữ thường.
- Không được viết dư, thiếu khoảng trắng.
- Không nên chèn thêm bất kỳ ký tự nào khác ngoài các cú pháp lệnh.
- Mỗi một câu lệnh nên viết trên 1 dòng.
Đó là tất cả những gì mà kiến thức mình biết về robots.txt , nếu có góp ý gì comment phía dưới góp ý cho mình nhé.
Read More

Cấu trúc Website – Internal Link – Robots - Sitemap

Leave a Comment

Cấu trúc Website – Internal Link – Robots - Sitemap

Xin chào các bạn! ở bài viết này mình sẽ giúp các bạn hiểu được một số khái niệm như: cấu trúc website là gì, Internal link là gì và đi link như thế nào, file robots.txt hay sitemap.xml có tác dụng gì? bằng ngôn ngữ bình dân nhất nhé

Cấu trúc website

Mình thử ví von website như một “ngôi nhà”, có địa chỉ nhà, cổng, phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp và cả nhà vệ sinh nữa.
Và đã là một ngôi nhà thì cái nào mà chẳng có cấu trúc, nhưng có điều là cấu trúc ấy có chắc chắn không, có tiện lợi cho chủ nhà sử dụng hay bà con hàng xóm và đặc biệt là khách quí ghé thăm không mới đáng nói. Vậy ở đây chúng mình ngầm hiểu với nhau là ngôi nhà có cấu trúc như là một website có cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu và bền vững nhé. Cùng mình đi thăm ngôi nhà mới xây của ông chú để hiểu cấu trúc website là gì nhé!
cau truc website ceoviet7
Cấu trúc nhà "chú mình" đấy
Để đến được nhà chú thì cần thiết đầu tiên là cái địa chỉ nhà. Khi tới đúng địa chỉ rồi, ấn chuông gọi chú ra mở cửa thì điều tôi thấy đầu tiên là nhà chú có một khoảng sân rộng, có cây cảnh, chim kêu, và vài tờ báo trên bàn ngoài sân, một không gian thật thoải mái.

Tiếp đến tôi được chú dẫn vào phòng khách, nơi đây tôi được chú giới thiệu qua về ngôi nhà, phòng ốc, sân bãi. Rồi chú say sưa dẫn tôi đi tham quan từng nơi trong nhà, nhưng dừng lại lâu nhất là ở phòng đọc sách, nơi có rất nhiều đầu sách quí, hiếm mà chú sưu tầm được, tôi đặc biệt ấn tượng về cách bài trí sách, kệ, bàn ghế ở phòng này.

Sau đó cũng gần trưa, cô đã chuẩn bị bữa ăn đạm bạc có rượu có mồi sẵn sàng, hai chú cháu cùng xuống nhà bếp và chén một tăng no say.

Hành trình thăm nhà chú là thế đấy. Vậy, giờ ta có gì nào?
  • Địa chỉ nhà – tên miền (domain), vd: ceoviet7.com
  • Khoảng sân – Trang chủ; cây cảnh – hình ảnh; tiếng chim kêu – video; tờ báo – chữ viết, thông tin
  • Phòng khách – Trang giới thiệu, nơi đây sẽ tóm tắt xúc tích tất cả nội dung mà website muốn truyền tả và là nơi điều hướng khách đến các “căn phòng” khác.
  • Phòng đọc sách: Website có nhiều trang, phòng sách như là trang chủ lực mà bạn muốn khách nào cũng biết đến, thường là trang sản phẩm. Cần sắp xếp gọn gàng, thẩm mỹ và dễ dùng – như kệ sách vậy.
  • Nhà bếp, nhà vệ sinh: nơi khách chỉ đến khi thực sự có nhu cầu (ăn, vệ sinh). Đây ví như những trang liên hệ, tuyển dụng…

Internal Link

so do internal link ceoviet7
Sơ đồ đi link nội bộ
đường dẫn nội bộ trong website - như là đường dẫn đến các phòng (trang giới thiệu, trang sản phẩm, trang liên hệ…), Google mặc định sẽ chia đều giá trị cho các phòng. Dĩ nhiên vì là chủ nhà nên bạn vẫn có quyền can thiệp, bạn muốn Google ghé thăm phòng sách nhiều hơn thì bạn cấu trúc nhiều đường để đến được đây hơn (ví dụ phong sách ở giữa nhà và đều có lối thông từ các phòng khác tới nó).

Việc có được những đường link nội bộ (Internal link) đúng ý đồ của chủ web quyết định nhiều đến việc xếp hạng web của công cụ tìm kiếm (Search Engines)

Robots.txt

tap tin robots.txt

Bạn có một cái két sắt để trong phòng ngủ và không muốn ai động đến trừ bạn (ví như nơi chứa thông tin user / password đăng nhập vào quản trị web) thì Robots.txt sẽ giúp bạn điều này, nhờ nó bạn sẽ quy đinh được rằng Google được index trang này, và không index trang kia. Hỗ trợ bảo mật website

Sitemap.xml

vi du sitemap tuixachf1
Ví dụ Sitemap của tuixachf1.com

Được hiểu như là một bản đồ, sơ đồ của ngôi nhà vậy, bản đồ rõ ràng thì khách càng dễ đi (cũng như Google dễ index, đánh giá tốt).

Trên đây là một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản của SEO - Vẫn còn một biển ngoài kia nữa, tha hồ mà học hỏi nhé. Hẹn gặp lại!
Read More

4 yếu tố quan trọng khi chọn tên miền tốt cho SEO

Leave a Comment

4 yếu tố khi lựa chọn tên miền tốt cho SEO

Khi chọn tên miền, ngoài yếu tố sở thích của bạn, bạn nên cân nhắc thêm 4 yếu tố khi lựa chọn tên miền tốt cho SEO sau để Website của mình thân thiện với Google cũng như dễ tiếp cận người dùng hơn:

lua chon ten mien tot cho seo
  1. Thương hiệu: bạn đã có thương hiệu trên thị trường chưa? Hay bạn có muốn xây dựng thương hiệu cho mình qua tên miền này không? WebBNC.net là một loại tên miền mang tính thương hiệu vì đây cũng chính là tên của công ty cổ phần công nghệ Webbnc.
  2. Chứa từ khóa: Loại này khá thực dụng, bạn đang kinh doanh ngành hàng mỹ phẩm tại quận 3, thôi thì lấy tên miền: myphamquan3.com luôn cho tiện, đây có thể là một trong số những từ khóa khách hàng sẽ dùng để tìm kiếm trên Google khi họ có nhu cầu mua mỹ phẩm và nhà họ ở quận 3 chẳng hạn. Dùng tên miền kiểu này ít nhiều cho bạn lợi thế khi SEO những từ khóa như: "my pham quan 3, mỹ phẩm quận 3, my pham o quan 3 gia tot,...".
  3. Ngắn gọn, dễ nhớ: Ngắn gọn thì thường dễ nhớ và dễ nhớ thì thường ngắn gọn. Vì sao cần như thế thì chắc không cần giải thích nhiều, chỉ nói thêm về ý nghĩa SEO, một tên miền không quá dài sẽ giúp đường link (URL) thân thiện với công cụ tìm kiếm (Search Engine) hơn.
  4. Mua nhiều kiểu tên miền khác nhau: Đây là biện pháp để bạn tránh bị sao chép, nhầm lẫn khi mà lớn mạnh hơn trên thị trường. thegioididong.com; thegioididong.vn; thegioididong.com.vn ... đều được đăng ký bởi Thế Giới Di Động.
Trên đây là 4 yếu tố chủ yếu giúp cho việc lựa chọn tên miền tốt cho SEO, để tiếp tục theo dõi Serie bài viết hướng dẫn SEO Onpage hãy theo link tiếp theo:
Cấu trúc Website chuẩn SEO
Read More
Previous PostOlder Posts Home
Powered by Blogger.